Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là gì?
Trong thời kinh doanh hiện đại, chúng ta liên tục nghe
nói những thuật ngữ như: giá trị cốt lõi, sứ mệnh và văn hóa và chúng ta đã
tích hợp những thuật ngữ này vào trong ngôn ngữ kinh doanh cùng với muôn vàn
thuật ngữ khác. Nhưng giá trị cốt lõi của công ty là gì? Tại sao chúng lại quan
trọng? Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ và thảo luận về tầm quan trọng của
các giá trị cốt lõi và lý do tại sao các giá trị cốt lõi trong doanh nghiệp lại
quan trọng và cần thiết đến vậy.
Giá trị cốt lõi là gì?
Trước khi bàn giá trị cốt lõi, tôi muốn bạn hiểu bản chất
từ “Giá trị” là gì? Giá trị có 2 cách hiểu. Cách thứ nhất, giá trị là điều người
khác công nhận và thừa nhận về một cá nhân hay tổ chức nào đó. Chẳng hạn, giá
trị của một nhân sự khi làm việc được trả với mức thù lao tương đương 1000$/
tháng. Và công ty đang trả lương cho nhân sự đó theo những gì mà người đó mang
lại cho tổ chức này. Mặt khác, cách hiểu thứ 2 về giá trị là điều chúng ta cần
đề cập tới ở đây. Giá trị là điều bạn hay công ty của bạn cho là quan trọng.
Chính điều quan trọng đó sẽ trở thành thước đo như nội quy, nguyên tắc, khuôn mẫu
ứng xử của chính bạn hay của công ty bạn áp dụng lên bản thân và những người
xung quanh. Trong mỗi tổ chức, chính giá trị cũng là nền tảng cho các luật chơi
mà người ta thường gọi đó là giá trị văn hoá của tổ chức đó. Thông thường,
doanh nghiệp bất kỳ luôn có những giá trị riêng áp dụng trong nội bộ các thành
viên với nhau, có giá trị áp dụng với khách hàng, có giá trị áp dụng với nhà
cung cấp… Tại ActionCOACH, chúng tôi có tới trên 10 giá trị là vì thế. Một khi
bạn đã hiểu được giá trị là gì thì giá trị cốt lõi là điều rất dễ hình dung. Bản
chất từ “Cốt lõi” đã nói lên ý nghĩa quan trọng. Một doanh nghiệp có thể có rất
nhiều điều cần quan tâm, nhưng nguyên tắc nào là mấu chốt cần tuân thủ, thậm
chí nó còn ảnh hưởng quyết định bao quát đến cả những vấn đề khác thì đó chính
là “Giá trị cốt lõi”.
Giá trị cốt lõi hỗ trợ tầm nhìn, định hình văn hóa và phản
ánh các giá trị của doanh nghiệp. Chúng là tinh hoa của bản sắc doanh nghiệp,
bao gồm các nguyên tắc, niềm tin và các triết lý về giá trị. Nhiều doanh nghiệp
chủ yếu tập trung vào năng lực kỹ thuật nhưng thường quên đi mất rằng chính những
năng lực tiềm ẩn đang giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru – chính là giá trị cốt
lõi. Thiết lập các giá trị cốt lõi mạnh mẽ sẽ tạo nên những lợi điểm cả bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Giá trị cốt lõi giúp các doanh nghiệp trong quá trình ra
quyết định. Ví dụ, nếu một trong những giá trị của doanh nghiệp là chất lượng sản
phẩm, khi bất kỳ sản phẩm nào không đạt chất lượng mong muốn thì sẽ tự động bị
loại bỏ.
Giá trị cốt lõi giúp các khách hàng tiềm năng và các bạn
hàng hiểu doanh nghiệp đang làm gì và nhận diện được doanh nghiệp. Đặc biệt
trong thế giới đầy cạnh tranh này, khi doanh nghiệp có một tập hợp các giá trị
để công bố với công chúng đương nhiên sẽ là một lợi thế trong kinh doanh.
Giá trị cốt lõi giờ đây trở thành một công cụ tuyển dụng
và giữ chân nhân viên. Nhiều người tìm việc hiện nay đang nghiên cứu bản sắc của
các doanh nghiệp trước khi họ nộp đơn xin việc và họ cũng cân nhắc liệu có nên
làm cho doanh nghiệp nào có giá trị cốt lõi mà người tìm việc cho là quan trọng
hay không.
Tại sao doanh nghiệp cần tìm Giá trị Cốt lõi?
Trong quá trình nghiên cứu về giá trị cốt lõi, tôi bắt gặp
một bài viết “Startup Culture: Values vs. Vibe” của tác giả Chris Moody. Tác giả
viết về cách phân biệt giá trị cốt lõi với cảm xúc. Vibes là nói về mặt cảm xúc
của doanh nghiệp; chúng luôn vận động và phản ánh với môi trường bên ngoài. Một
ví dụ ông ấy đưa ra là “Làm chăm chỉ, chơi nhiệt tình”. Đó có thực sự là một
giá trị không? Giá trị cốt lõi là vô hạn và không thay đổi, chúng được duy trì
trong thời hạn dài. Liệu câu nói trên có đúng trong lúc nền kinh tế suy thoái
không? Câu trả lời là có lẽ không phải vậy. Một ví dụ sai lầm là tạo ra tư duy
rằng chỉ duy nhất có đặc quyền thì họ mới có thể tạo ra một văn hóa công ty mạnh
mẽ, thống nhất và độc đáo.
Bây giờ câu hỏi lớn đặt ra ở đây là: “Làm thế nào để tìm
ra giá trị cốt lõi cho công ty của tôi?” Trong bài viết của tác giả Jim Collins
viết về “Hợp nhất Hành động và các Giá trị”, ông đã nói rằng các giá trị của
doanh nghiệp không thể được “thiết lập”, bạn chỉ có thể khám phá ra chúng. Nhiều
doanh nghiệp đã sai lầm khi cóp nhặt những giá trị ở đâu đó và cố gắng nhồi
nhét vào doanh nghiệp của họ. Giá trị cốt lõi không phải là loại “phù hợp cho mọi
doanh nghiệp” mà cũng chẳng phải là loại “ứng dụng thực tiễn tốt” trong mọi
ngành nghề kinh doanh. Thực tế, bạn có thể dùng đúng câu giá trị cốt lõi của
chính đối thủ kinh doanh của bạn miễn là nó đúng với những gì doanh nghiệp bạn
đang kinh doanh và phù hợp với đội ngũ nhân viên của bạn.
Một số Giá trị Cốt lõi tham khảo
Chúng ta vừa thảo luận về tầm quan trọng của giá trị cốt
lõi. Bạn có thể thắc mắc: vậy những giá trị cốt lõi này trông thế nào? Dưới đây
là 10 giá trị cốt lõi phổ biến mà bạn có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh
nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
Trách nhiệm – Nhận thức và giả định trách nhiệm đối với
hành động, sản phẩm, quyết định và các chính sách. Điều đó có thể áp dụng cho cả
trách nhiệm cả nhân đối với nhân viên và trách nhiệm đối với toàn doanh nghiệp
nói chung.
Cân bằng – Tạo một lập trường chủ động và duy trì cân bằng
giữa công việc và cuộc sống mạnh khỏe cho nhân viên.
Cam kết – Cam kết sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời và các sáng
kiến khác ảnh hưởng đến cuộc sống bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Cộng đồng – Đóng góp cho xã hội và thể hiện trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp.
Đa dạng – Tôn trọng sự đa dạng và cho đi những phần tốt
nhất mình có. Thiết lập một chương trình vốn chủ sở hữu của nhân viên.
Trao quyền – Khuyến khích nhân viên đưa ra sáng kiến và
chọn những sáng kiến tốt nhất. Thông qua một môi trường bao bọc lỗi để trao quyền
cho nhân viên để dẫn dắt và ra quyết định.
Đổi mới – Theo đuổi những ý tưởng sáng tạo mới có khả
năng thay đổi thế giới
Thống nhất – Hành động với sự trung thực và danh dự mà
không ảnh hưởng tới chân lý.
Quyền sở hữu – Chăm sóc tốt cho doanh nghiệp và khách
hàng cứ coi như họ đã là thuộc về mình.
An toàn – Đảm bảo sức khỏe và an toàn của nhân viên và đi
xa hơn nữa là những yêu cầu pháp lý để đem lại một môi trường làm việc không
tai nạn.